Trang

Người theo dõi

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Tản mạn ngày thầy thuốc

Không ai có thể phủ nhận sự phát triển vượt bậc của nền y học nước nhà trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự nỗ lực học tập rèn luyện phấn đấu không ngừng của đội ngũ y Bác sỹ, những người thầy thuốc tận tuỵ với công viêc và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ bệnh nhân, cả đời cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của người dân. Đưa khoa hoc kỹ thuật y khoa tiên tiến hiện đại trên thế giới vào khám chữa bệnh ở Việt Nam ...
Trong khi đó còn không ít những cán bộ y tế, những lương y mất hết y đức, quá nặng nề về vật chất và tiền bạc nên đã làm những việc trái với đạo đức và lương tâm của người thầy thuốc như: Cắt nhầm cả hai quả thận của bệnh nhân, bỏ quên băng gạc, dao kéo trong ổ bụng bệnh nhân sau khi phẫu thuật, nhổ nhầm răng của bệnh nhân (Răng sâu không nhổ lại nhổ răng lành) tiêm nhầm thuốc, sốc thuốc gây tử vong cho bệnh nhân,lạnh lùng vô cảm để bệnh nhân chết trong khi có đủ điều kiện cứu chừa. Dược sỹ bán thuốc giả,thông đồng với Bác sỹ kê đơn chỉ định các thuốc biệt dược theo sự tiếp thị của cơ sơ bán thuốc, tăng giá vô tội vạ, bắt chẹt bệnh nhân, nên đã sãy ra nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân phẫn nộ hành hung cán bộ y tế, thậm chí có trường hợp đâm chết bác sỹ ngay tại bệnh viện, đã gây nên nhiều bức xúc trong đời sống xã hội, chủ yếu là các y bác sỹ ở tuyến dưới cấp tỉnh, huyện đã làm mất lòng tin trong nhân dân, vì vậy mà bệnh nhân không giám đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới và phải chuyển bệnh nhân vượt tuyến do đó bệnh viện tuyến trên lúc nào cũng chật cứng ba bốn bệnh nhân một giường. còn các bệnh viện tuyến dưới mặc dù được đầu tư về cơ sở hạ tầng đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại nhưng không có bệnh nhân. Chúng ta vô cùng khâm phục và biết ơn những thầy thuốc, lương y đã tận tuỵ hết lòng phục vụ bệnh nhân tất cả vì nền y học nước nhà, lên án và phê phán những cán bộ y Bác sỹ và những thầy thuốc vì lợi ích cá nhân đã đánh mất cả lương tâm và danh dự làm việc vô đạo buôn bán thuốc giả, vô trách nhiệm thờ ơ bỏ mặc người bệnh, chúng ta cũng thấu hiểu rằng để trở thành một bác sỹ, một lương y từ khi học ở trường đến khi ra trường tìm được chỗ làm ổn định, mỗi người thầy thuốc phải đầu tư rất nhiều tiền bạc và trí tuệ,chất xám công sức, cần phải được đãi ngộ thỏa đáng họ phải thu hồi vốn, cần phải có nguồn tài chính nuôi sống gia đình và bản thân. Tuy nhiên không vì thế mà cố gắng khai thác tối đa nguồn lợi từ bệnh nhân làm cho người ta khiếp sợ phải xa lánh là một việc không nên, cần suy xét cẩn trọng và áp dụng cho từng đối tượng bệnh nhân....v v. Nên có thơ rằng       
Y ĐỨC ĐỂ ĐÂU
Lương y như hổ rình mồi
Bệnh nhân ngao ngán tìm nơi đợi chờ
Từ quê ra phố ngất ngơ
Cả tin khờ khạo bơ vơ biết gì
Ông phán thì cứ phải đi...
Trò mèo vờn chuột khác chi đâu nào.
Bệnh tật... ôi biết nói sao?
Ông chữa không khỏi, xin nào cho đi
Đến lúc con bệnh lâm nguy
Ông cho chuyển viện, có khi toi rồi.
Mười phương bái lạy ông thôi
Y đức ông bỏ chó xơi ngoài đường
Nhìn con bệnh thật đáng thương
Riêng ông không chút vấn vương tình người!

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

MẸ ƠI

Đã lâu rồi không có dịp về quê, nay tôi về thăm lại...Thấy quê hương đã thay đổi hoàn toàn. Làng quê sơ xác không còn cây đa bến nước sân đình. Trong làng chỉ còn lại toàn ông già bà cả và các cháu nhỏ đang độ tuổi đi học phổ thông nói dại mồm dại miệng lỡ có ai chết trong làng ở cái thời buổi này chắc là không có người khiêng...Hỏi ra mới hay đám trung niên, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì bỏ quê ra phố làm ăn, thanh niên trai gái đi học đi làm thuê. Đi sâu vào từng hoàn cảnh mới thấy sự trái ngang, các cụ quanh năm vất vả đầu tắt mặt tối, làm ruộng chăn nuôi con gà con lợn, nhịn ăn đem bán, ki cóp dành dụm từng đồng dồn cả năm được vài ba triệu bạc. gửi cho con cháu đang sức dài vai rộng ,  ăn chơi ở nơi thành thị . Tức cảnh thành thơ:
`MẸ ƠI! 
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa bí tiền
Mẹ ơi người mẹ dịu hiền
Thương con mẹ gửi thêm tiền ngay cho
Thân còm ốm yếu gầy nho.
Yêu con sao nỡ không cho mẹ hì!!!
Nhớ hôm nào thuở con đi
Bao nhiêu hi vọng mong khi con về.
Thăm nhà vái tổ vinh quy.
Vì con mẹ chẳng tiếc chi cuộc đời
Thương con mẹ gửi tiền tươi
Quý  mẹ con cứ ăn chơi vút tầm
Con ơi đừng có bận tâm.
Cửa nhà khánh kiệt cố cầm nuôi con *  ?
 
Gió Lào

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

THÂY TÔI

Người thầy xưa của tôi ơi
Ai đem đom đóm mà soi lòng thầy
Dạy tôi kiến thức có đầy
Dạ dầy Thầy có khác người nào đâu?

Thây tôi cũng có nhu cầu
Mót thì chơi gái sang giàu cũng ham.
Tiền tài bổng lộc giàu sang.
Ai ai cũng thích thầy làm sao không?

RA ĐƯỜNG SỢ XE VỀ NHÀ SỢ ĂN


Tắc đường là bệnh kinh niên
Đi khắp đất nước mọi miền Bắc Nam
Cầu đường hư hỏng không làm ?
Xe to, xe nhỏ tràn lan nhập vào
Bây giờ ông phải tính sao?
Thu tiền ách tắc cho vào túi riêng.
Đi đâu ông cũng than phiền
Tai nạn, ùn tắc kinh Thiên động trời
Về nhà đói chả giám xơi
Toàn chất độc hại, ai ơi buồn lòng
Chợ trời của ít, người đông?
Ai mà chân chậm thì không còn gì!
Thuốc cam cho trẻ pha chì
Bao nhiêu thứ độc ăn gì cũng kinh
Trà khô trộn phân vi sinh.
Thịt lợn tạo nạc bất bình thế gian,
Còn bao nhiêu thứ phải bàn
Tăng trưởng, hóa chất lan tràn khắp nơi
Chả giò hoa quả rau tươi
Ướp chất bảo quản ai ơi "tuyệt trần"
Hởi người nẩy mực cầm cân.
Ra tay trừng trị cho dân được nhờ !!!
GIÓ LÀO

TOÀN CẢNH GIA ĐÌNH SẾP

 
SẾP ƠI
Sếp tôi hay tửu, hay bồ,
Hay rượu thịt chó, hay đô, hay vàng,…
Làm thì chọn việc nhẹ nhàng
Ăn thì chọn chỗ xịn, sang hơn người
Nói thì trợn mắt, phùng môi
Chơi thì sếp chọn những nơi sang giàu
Sách thì chẳng đọc một câu
Để cho lòng dạ tối màu, sếp ơi!!!
Tú Sườn
Đ/c: số 19C, tổ 50, phường Quang Trung
Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
SẾP TÔI
(Hoạ với Sếp ơi của Tú Sườn)

Sếp ông thua hẳn sếp tôi
Điều hoà không khí sếp ngồi sếp chơi
Đi đâu có sẵn xe hơi,
Loại bốn chỗ ngồi đời mới thật sang
Người ta ngồi mát bát vàng !
Sếp đây ngồi mát ăn hàng triệu đô.
Việc quan ông chẳng hề lo
Chơi toàn bồ nhí, các cô chưa chồng
Tú Sườn* thấy có sướng không ?
Làm việc với sếp thật lòng khó mơ.
Ngồi buồn sếp cũng làm thơ
Loay hoay viết lách hàng giờ không ra
Suốt ngày sếp cứ rày la
Cả lũ ăn hại “Tổ cha” chúng mày.
Làm ăn kiểu cách thế này
Có nước đóng cửa “ăn mày”, nhịn trơ.
Sếp nay quen thói phỉnh phờ
Rượu Tây xếp uống, gái tơ sếp xài.
Quyết định mặc kệ đúng sai
Miễn là lắm lộc thì ai cũng ừ.
Con sếp dù dốt, dù hư
Cũng đâu vào đó oai như cóc kềnh.
Nhà sếp thì rộng mông mênh
Hồ câu, trang trại, xông xênh cõi đời.
Cổ phần xếp đóng “tiền hơi”
Lợi nhuận hàng tháng, chốt lời tiền tươi
Bằng cấp sắm đủ bộ chơi
Danh hiệu, học vị...ôi thôi miễm bàn!
Sếp này đích thực quan tham
Cho vào nhà đá trại giam dưỡng già .

XẾP BÀ

Sếp ông, còn cả  sếp bà
Quân sư đích thực tại nhà sếp tôi.
Sếp bà nổi tiếng ăn chơi.
Xe sang, váy xịn khắp nơi phưỡn phờ.
Quán ba, sàn nhảy lượn lờ
Chỉnh trang nhan sắc... giả vờ còn “zin”
Giúp việc nhà, có Ô sin
Chẳng cần suy nghĩ lo phiền điều chi
Sếp ông đi vắng thường khi.
Sếp bà bồ nhí kém chi đâu mà
Phi công trẻ có trong nhà
Sẵn sàng phục vụ sếp bà mua vui....
Gió Lào
 * Nhà thơ Tú Sườn.
 
SẾP CON
 
Sếp con học lắm làm chi
Sếp cha chức trọng thiếu gì tiền đô
Cần bằng chỉ việc a lôThích chi có nấy ô tô nhà lầu
Gái chơi tứ xứ về chầu
Chán chơi rút ván cắt cầu bỏ đi
Tiền chùa có sẵn người chi
ăn chơi trác táng ai bì được đây
Đi Tây du học "tìm thầy" 
Tiêu tiền công quỹ sếp này thật oai
Sếp con học dốt ham chơi.
Từ sáng đến tối cứ ngồi on - lai *
Học hành thì chả giống ai.
Chơi ngông đủ mốt đủ bài cổ kim
Công việc nhà nước sếp tìm.
Những nơi mát mẻ kiếm tiền đô- la
Bạn gái bu kín sân nhà.
Sếp con "sành điệu" giống là Sở Khanh.
Ra đường tài tử tranh giành.
Vượt lên anh chị để thành đại ca !!!
“Quá tài” con sếp của ta...
Ở đâu con sếp cũng là vua con.
Gió Lào 21/10/2011* (Online  game)

SẾP MUA
 Sếp tồi mua chức bằng tiền
 Đang ngồi ghế dưới tót liền chức cao
Xét xem tư cách thế nào?
Tài năng, đức độ, sánh sao được người
 Nói ra thiên hạ buồn cười
Lớp tám thi trượt lớp mười bằng (ao)*?
Tại chức luồn lách “siêu sao”!
 Nên bằng đại học có vào tận tay
 Khéo nịnh sếp lên chức ngay
Quyền cao chức trọng ôi may... tuyệt vời
Ghế êm phòng mát sếp ngồi
Sếp hưởng lộc trời rồi sếp tác oai!!!
27/7/2011