Trang

Người theo dõi

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

 Ngôi nhà tiền tỷ thoạt nhìn cứ tưởng là trụ sở UBND Thành phố, nhà 2 mặt phố vị trí đắc địa, sang trọng, đầy đủ  tiện nghi nội thất đắt tiền của Đại tá: Đào Đức Minh (Nguyên trưởng phòng CSGT, trưởng phòng Tổ chức CB và đương kiêm Phó giám đốc công an tỉnh Thanh Hoá) Tại khu đô thị mới Bình Minh TP Thanh Hóa,  bỏ hoang hơn 3 năm nay trị giá hơn 20 tỷ VNĐ, Có 2 nhân viên bảo vệ kiêm tưới cây, lương 3 triệu đồng / tháng (mỗi người), trước cửa là 2 cây lộc vừng cổ thụ được đưa từ rừng núi phía Tây Nghệ An về trồng  trị giá 2 tỷ VNĐ
 (ảnh chụp ngày 30/7/2011)

CĂN NHÀ BỎ HOANG

Nhà nằm mặt phố thênh thang
Xây lên để đó hiên ngang một vùng
Trong khi đất chật người đông
Kẻ dùng không hết người lần không ra
Sao mà lãng phí quá ta
Tiền tỷ với họ có là cái chi
Những người chân chất vốn quê
Làm sao có được tiện nghi bỏ thừa
Tấm gương đạo đức Bác Hồ
Những người họ có tiền chùa... Học ai ???

 Xem bài gốc tại đây:  http://nguyenngocdau.blogtiengviet.net/?page=1&paged=11 
TG: Nguyễn Ngọc Đấu
Làng Phú Khê, xã Hoằng Phú, Hoằng Hóa Thanh Hoá.
Email: nhungoc1951@yahoo.com.vn .
ĐT: 0983846005

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Internets và các báo mạng sẽ bóp chết báo giấy

 29/05/2012@12h08, 15 lượt xem, viết bởi: vungochuyen 
Internets và các báo mạng sẽ bóp chết báo giấy trong tương lai không xa:
 Giải báo chí danh giá Pulitzer năm nay tiếp tục cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thể loại báo mạng, vốn được đưa vào danh sách đề cử từ năm 2009, tờ New York Times (Mỹ) nhận định.
Minh chứng cho điều này là chiến thắng của hai trang tin trực tuyến Politico và The Huffington Post. Cả hai trang tin này đã xuất sắc vượt qua hai nhật báo lớn nhất nước Mỹ là The Wall Street Journal và USA Today để giành giải. Họa sĩ tranh biếm họa Matt Wuerker của Politico giành giải Pulitzer đầu tiên trong sự nghiệp của mình với loạt tranh châm biếm sự chia rẽ giữa các đảng phái chính trị tại Mỹ. “Giống như các họa sĩ tranh châm biếm hồi giữa thế kỷ 18, tôi vẽ bằng bút và màu nước,” Matt nói với New York Times. Còn trang báo mạng The Huffington Post thì thắng giải Pulitzer ở hạng mục thời sự trong nước với loạt bài phóng sự của phóng viên chiến trường kỳ cựu David Wood. Với tên gọi “Bên ngoài mặt trận”, loạt phóng sự gồm 10 kỳ của David miêu tả những khó khăn về mặt thể xác lẫn tinh thần mà các cựu binh Mỹ từng phục vụ tại chiến trường Iraq và Afghanistan gặp phải khi quay lại cuộc sống đời thường. Ngoài ra, các tin, bài về đề tài xã hội, phóng sự điều tra cũng nằm trong danh sách nhận giải. Tờ New York Times thắng hai giải cho phóng sự về nạn đói ở châu Phi và loạt bài điều tra về tình trạng những người có thu nhập cao nhất nước Mỹ lợi dụng các lỗ hổng trong luật thuế để trốn thuế. Tranh cãi ở hạng mục văn học - tiểu thuyết Nhiều nhà văn, nhà phê bình trong giới báo chí cho biết họ cảm thấy bị sốc và thất vọng với kết quả của giải báo giấy năm nay, khi mà lần đầu tiên trong vòng 35 năm qua, không một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào thắng giải.
- Suốt thời gian dài báo giấy đã một thời oanh liệt làm nên nhiều chiến công góp phần đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Giữ gìn ANCT&TTATXH. Còn bây giờ các nhà báo chủ yếu là kiếm tiền. Nhiều nhà báo tuổi đời, tuổi nghề còn rất trể nhưng giàu nhanh bất thường, cũng nhà lầu 3 - 4 tầng , cũng xe hơi đắt tiền và sống cuộc sống xa hoa trưởng giả không kém gì các liền anh liền chị bên ngành Tài chính, Ngân hàng Kiểm lâm Kiểm toán..Thuế vụ, Hải quan... Một số nhà báo chân chính thì bị ràng buộc bởi sự kiểm soát gắt gao về bài vở, muốn được đăng bài còn phải bỏ tiền đút lót cho BT và chủ bút mới được đăng.
Ví dụ như  các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang. Nhà báo bị đánh ... rồi thu đất ở Vụ Bản ... các báo giấy im thin thít chỉ có báo mạng đưa tin...
- Sự thật đã chứng minh. Báo mạng  đưa tin nhanh có kèm theo hình ảnh video và cả âm thanh minh hoạ rất sinh động, trung thực và nhạy cảm. thu hút nhiều độc giả. - Báo mạng chi phí thấp ít tốn kém, không mất kinh phí in ấn phát hành, lưu thông cực nhanh...Nhanh hơn cả truyền hình và phát thanh, đội ngũ phóng viên và cộng tác viên dù ở rất xa toà soạn nhưng chỉ vài ba giây là có thể gửi bài đến toà soạn. Không tốn công biên tập, không mất tiền vận chuyển, phát hành ...Không tốn giấy mực in, không cần phải có nhà in máy in chi phí tạo chế bản điện tử đắt tiền tốn kém . Báo điện tử còn lợi thế khi cần tìm lại các trang bài viết cũ rất nhanh chỉ mất vài ba giây. - Ở Việt Nam có hơn 700 tờ báo. Rất nhiều tạp chí, tập san và nhiều báo lá cải khác .... Mỗi năm tiêu tốn hàng trăm tấn giấy. mực . Nếu như dùng báo điện tử đỡ tốn kém hàng chục tỷ đồng cho việc in ấn và góp phần bảo vệ môi trường do tiết kiệm không phải chặt cây rừng để sản xuất giấy và không tốn tiền mua mực. Giảm được rất nhiều nhân công, - Ngày nay với áp lực công việc mọi người ít quan tâm hơn về văn hoá đọc. Đặc biệt là đọc báo,... Báo giấy chỉ còn số ít cán bộ hưu trí và những người làm công tác tuyên giáo tìm đọc, đa phần bạn đọc trẻ đang sử dụng internet họ sẽ theo dõi báo mạng nhiều hơn... như lý do đã nêu phần trên. - Một lý do quan trọng khác là báo giấy bị kiểm duyệt gắt gao luôn luôn đưa tin thiếu trung thực, không chính xác vì phải theo ý của cơ quan kiểm duyệt phát hành (gọi là thông tin có định hướng), ngoài ra báo giấy còn bị thương mại hoá nên thiên về kiếm tiền vì vậy thông tin bị các chủ đầu tư chi phối do đó tin tức đăng tải phải có lợi cho người trả tiền. Bởi vậy mà báo giấy trở nên nhàm chán ít được quan tâm hơn! Trong thực tế Inter nét đã hạ gục tờ nhật báo 175 năm tuổi. Tờ Times-Picayune, nhật báo duy nhất tại New Orleans, thành phố lớn nhất bang Louisiana, Mỹ, đã phải cắt giảm xuống còn 3 số báo/tuần vì sự cạnh tranh mạnh mẽ từ internet.
Đã đến lúc nhà nước nên tặng thưởng huân chương  huy chương . Kỷ niệm chương và làm lễ trưởng thành  kết thúc sứ mệnh  cho báo giấy!!!
Tin lượm lặt đó đâ

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

(VOV) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, chiều 27/5.

Khi bổ nhiệm, chưa có thông tin sai phạm của ông Dũng
Ngày 22/5 vừa qua, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã thông báo kết quả điều tra ban đầu về sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Đồng thời, Bộ Công an đã ra lệnh truy nã đặc biệt trên toàn quốc để truy bắt ông Dương Chí Dũng.
Sau thông tin này, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc ai sẽ chịu trách nhiệm về việc trong khi Thanh tra Chính phủ đang thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật của Vinalines thì ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải. Về thắc mắc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, chiều 27/5 rằng: Tại thời điểm Bộ GTVT có văn bản đề nghị ông Dũng thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên của tập đoàn Vinalines để bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là tháng 12/2011, Bộ Nội vụ đã có văn bản thẩm định vào tháng 1/2012, trước thời điểm thanh tra có dự thảo kết luận vào tháng 2/2012. Việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình, thẩm quyền. Các hồ sơ khi báo cáo lên chưa có thông tin về sai phạm của ông Dũng.
Đặc biệt, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Không có quy định nào nói rằng một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ. Việc thanh tra hằng năm là bình thường. Thanh tra không chỉ để phát hiện các sơ hở, để phòng ngừa mà còn để phát hiện yếu tố tích cực. Còn cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm thì Bộ Giao thông Vận tải sẽ có ý kiến chính thức với báo chí”.
Chủ trương của Chính phủ là xử lý nghiêm
Về trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam liên quan đến những sai phạm của ông Dương Chí Dũng với những sai phạm của Vinalines, đặc biệt là trong vụ mua ụ nối cũ kỹ 83M, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đối với một quốc gia có biển như Việt Nam, việc phát triển công nghiệp, vận tải biển rất quan trọng. Việc cố ý làm trái, gây hiệu quả nghiêm trọng tại Vinalines là trái với chỉ đạo của Chính phủ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đầu tư. Các cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành biện pháp ngăn chặn đặc biệt.
Chủ trương của Chính phủ là xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo và có văn bản chỉ đạo Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiến hành các biện pháp nghiêm khắc, theo đúng quy định.
Vinalines và Vinashin đang hạch toán riêng
Liên quan đến thắc mắc về việc tại sao Vinalines làm ăn thua lỗ mà nhà nước lại bàn giao một số đơn vị của Vinashin sang Vinalines, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Sai phạm của Vinalines diễn ra từ 2007, đến 2010 mới chuyển một số đơn vị của Vinashin sang. Tình hình Vinashin lúc đó không có ban lãnh đạo, không còn vốn và các điều kiện cần thiết, nếu không có giải pháp thì một số doanh nghiệp sẽ đổ vỡ.
Khi chuyển từ Vinashin sang Vinalines, có 2 nguyên tắc đã được khẳng định: Một là, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng tới tổng công ty, doanh nghiệp chuyển đi; Hai là, doanh nghiệp được chuyển sang phải hạch toán riêng, xử lý riêng.
“Đến giờ phút này, doanh nghiệp được chuyển từ Vinashin sang Vinalines vẫn được hạch toán độc lập, được theo dõi và xử lý riêng”- ông Đam nhấn mạnh.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam còn cho biết thêm: Năm 2009, khi chưa nhận các đơn vị của Vinashin, Vinalines lỗ trên 400 tỷ, 2010 lỗ trên 1.200 tỷ, 2011 lỗ hơn 2.600 tỷ đồng. Hạch toán đều chỉ rõ lỗ nào của Vinalines và doanh nghiệp từ Vinashin sang đều được báo cáo riêng.
Về câu hỏi: Sau những sai phạm đã được phát hiện tại Vinashin và Vinalines, việc rà soát hoạt động, chấn chỉnh kiểm tra, giám sát các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ được tiến hành như thế nào?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng: Chúng ta đã nhiều lần nói về vai trò của doanh nghiệp là đảm bảo vai trò chủ đạo nền kinh tế và nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Tất cả các DNNN, không riêng Vinashin và Vinalines,  đều chịu sự quản lý của pháp luật; không phải cơ chế cầm tay chỉ việc như ngày xưa. Hằng năm Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đều có kế hoạch thanh tra, kiểm toán. Bất kỳ doanh nghiệp nào được phát hiện có dấu hiệu vi phạm đều chuyển cơ quan điều tra, các sai phạm đều được giao nhiệm vụ điều tra xử lý./.
Xuân Thân/VOV online

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

THAM NHŨNG Ở ĐÂY SAO KHÔNG CHỐNG?








"Kỳ quan sinh thái" của Bí thư tỉnh Hải Dương
SGTT.VN - Khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hết sức ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp. Đó là cơ ngơi của gia đình ông Bùi Thanh Quyến, bí thư tỉnh Hải Dương.
Khu nhà vườn của bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Ảnh: giaoduc.net.vn

Giá trị thực của khu vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số không nhỏ. Chỉ riêng những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá hàng vài triệu đô la và những khối đá quý có kích thước đồ sộ và quý hiếm cũng đủ để bị… lóa mắt. Đó là đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn từ những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương.
Khu nhà vườn hiện đại này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải choáng ngợp…
Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?
Phóng viên Giáo Dục đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang – Hải Dương) để xác minh thông tin này.
Khối “tài sản kếch xù” trong khu nhà vườn:
Xem ảnh bên dưới.



Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một “đại công trường” đang thi công.
Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.

Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì: Đây là gốc cây Sưa tại khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến vào thời điểm đắt nhất có giá phải tính bằng đô la (USD). 

Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi – PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ “khổng lồ” bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một “rừng” cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…
Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?
Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải “ngốn” hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào…?
Khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.
Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lênđến con số rất "khủng". Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. “Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi”, ông K, một công nhân xây dựng ở đây, cho biết.
Và “rừng” cây, gỗ quý…
Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là “tài sản” vô giá trong khu vườn này. Đó là một “rừng” cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để “trang điểm” cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm… và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài.
Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ…
“Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm…” – ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn – PV) nói.
Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?
Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16.5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: “Chủ tịch đi vắng không tiếp được”. Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và ”lệnh” cho CA xã “mời” PV ra khỏi ủy ban(!?).
Trước đó, thứ hai ngày 14.5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng, chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ nghe tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được?
Theo ông Nguyễn Văn Kiệt, chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: “Hôm đó (14.5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?”
Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. “Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp…”, ông Quyến xác nhận.
Dưới đây là một số hình ảnh trong cơ ngơi triệu đô nói trên:
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng, bạn phải.. hoa mắt.

Đó chính là những khối đá "khổng lồ" tạo nên những hòn non bộ "khủng"...

Mặc dù vẫn còn rất ngổn ngang nhưng thoạt nhìn cũng thấy được quy mô của nó. 

Độ "hoành tráng" đến từ những khối đá đỏ quý "tô điểm" cho khu nhà vườn. 

Và những khối đá này có giá tiền cao ngất ngưởng. 

Để làm nên các hòn non bộ phải cần đến sự trợ giúp của máy cẩu (phía xa). 

Những tảng đá vừa mới được chuyển về vẫn chưa kịp bài trí 

Đá quý và cây cổ thụ tạo nên giá trị không tưởng cho khu nhà vườn 

Theo một số người dân ở địa phương và các công nhân ở đây cho biết, tất cả những khối đá đỏ được đưa về đây có giá rất "khủng" 

Công nhân vẫn hối hả thi công 

Hòn non bộ này khi hoàn thành có giá cũng khá đắt. 

Theo giaoduc.net.vn

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Tìm hiểu thêm về việc khiếu nại UBND thị xã Bỉm Sơn bán chợ được biết: Theo tin đã đưa. Hôm qua 9/5/2012 gần 400 người dân thị xã Bỉm Sơn kéo về UBND tỉnh Thanh Hoá khiếu nại về việc bán chợ Bỉm Sơn cho Công ty Đông Bắc (Một doanh nghiệp tư nhân):Người dân chờ trực hết cả ngày không được chính quyền tiếp và trả lời...Toàn bộ dân tiểu thương đi khiếu kiện đã ngủ dưới sân tượng đài Lê Lợi, sáng ngày 10/5/2012 tiếp tục có thêm hàng trăm người từ thị xã Bỉm sơn kéo đến, nâng tổng số người đi khiếu kiện lên gần 800, người ngồi khắp sân tượng đài Lê Lợi và trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá. Để phản đối việc chính quyền bán chợ...UBND tỉnh Thanh Hoá vẫn phớt lờ mọi yêu cầu của dân. Vì vậy sáng ngày 11/5/2012 số người kiếu kiện tiếp tục kéo về đông hơn, Mọi yêu sách của dân không được đáp ứng, dưới nắng hè oi ả nhiệt độ cao lên đến 39 - 40 độ, bị nhân viên Công ty Môi trường dùng xe tưới cây phun nước làm ướt bãi cỏ và xua đuổi không cho tụ tập dưới bóng cây trong sân tượng đài Lê Lợi, dòng người toả ra bóng cây 2 bên hè phố tránh nắng. Đến 16 giờ cùng ngày sự việc đã trở nên hết sức căng thẳng toàn bộ người dân đi kiện đã vây kín cổng UBND tỉnh Thanh Hoá... đến 19 giờ vẫn chưa chịu giải tán. Số người quá khích cố tạo ra nhiều sự kiện để làm rối thêm tình hình. CB chiến sỹ CA đã hết sức bình tĩnh và kiềm chế tối đa vì vậy tình hình đã không bị “nóng” thêm. Nhiều cán bộ công chức của UBND tỉnh phải đi cổng sau để thoát ra ngoài. Đến 21 giờ cùng ngày một trận mưa rào lớn kéo dài, sấm sét giông gió nổi lên dữ dội, đoàn người tự giải tán...Mọi việc vẫn chưa ngã ngũ có nguy cơ vẫn tiếp diễn vào thứ 2 tuần sau: Nguyên nhân sự việc tóm tắt như sau: Ngày 28/12/2011, khoảng 800 tiểu thương đồng loạt đóng cửa hàng, kéo đến UBND thị xã Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) để tham dự cuộc họp với chính quyền. Tại cuộc họp, UBND thị xã Bỉm Sơn tuyên bố đã bán chợ cho Công ty Đông Bắc mà không thông qua ý kiến của tiểu thương, việc làm này đã khiến cho bà con nhân dân vô cùng phẫn nộ. Ngày 09/01/2012, chính quyền tiếp tục thông báo các hộ kinh doanh phải ký lại với công ty Đông Bắc hợp đồng mới trong thời hạn 7 ngày, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế, phá dỡ các quầy hàng. Hành động này đã gây một làn sóng bất bình. Sáng mồng 1 Tết Nhâm Thìn có hàng ngàn người dân biểu tình ờ khu vực chợ. Dù là những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng bà con vẫn không nghỉ Tết mà đi biểu tình chống sự giải tỏa chợ tùy tiện của chính quyền vì mục đích tư lợi cá nhân mà đưa ra lý do rất vô lý, mất dân chủ. Nhiều hộ dân kéo cả nhà ra chợ, mang theo chăn chiếu cùng canh giữ không cho chính quyền tổ chức phá chợ. Trước áp lực của đông đảo người dân, đến ngày 29/01/2012 (mồng 7 Tết), đại diện phía chính quyền buộc phải tổ chức một cuộc họp đối thoại với các hộ kinh doanh. Trong lúc hai bên đối thoại, phía chính quyền đã tỏ ra quanh co, tránh né, vì thế cuộc họp không đi đến kêt quả. Sau đó, do người dân đồng lòng đấu tranh, lý lẽ cứng cỏi, đúng pháp luật, chính quyền thị xã Bỉm Sơn buộc phải dừng lại việc giải tỏa chợ, buộc phải khất lần việc giao mặt bằng cho Đại Gia (Công ty Đông Bắc).UBND thị xã Bỉm sơn buộc phải ban hành quyết định số 273, ngày 6/2/2012 do chủ tịch UBND thih xã Bỉm sơn ký. huỷ bỏ quyết định bán chợ số 3037 QĐ-UB ngày 22/12/2011. (Thực chất quyết định này chỉ là lừa người dân để họ không làm nóng thêm tình hình). Mọi việc vẫn được chính quyền bật đèn xanh cho chủ đầu tư rhực hiện QĐ 3037 QĐ-UB 22/12/2011. Vì vậy vụ việc không được cải thiện mà giống như “lửa cháy đổ thêm dầu” việc buôn bán tại chợ Bỉm Sơn vẫn chưa trở lại hoạt động bình thường. Những hợp đồng mờ ám của Đại Ca và Đại Gia vẫn đang đe dọa cướp đoạt  bát cơm của người dân.

 Điều đó đang trông chờ vào vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa trước vụ việc vi phạm dân chủ và lờ tịt pháp luật này ở Thị xã Bỉm Sơn. Có thể thấy, việc các quan chức UBND Thị xã Bỉm Sơn đi đêm với doanh nghiệp trong việc bán chợ, không thông qua ý kiến người dân chính là hành vi mờ ám, tước đoạt trắng trợn mồ hôi công sức tiền bạc của người dân. Nhiều hộ đã đóng tiền thuê quầy và kinh doanh ổn định tại chợ hơn 20 năm... Các hộ khác vừa mới bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua lại quầy hàng gần đây. Bây giờ chuyển đổi cho tư nhân, huỷ bỏ hợp đồng với chính quyền, ký lại hợp đồng mới với Tư nhân mà không có một lời hứa ,hợp đồng không có một điều khoản rõ ràng, không đầy đủ tính pháp lý. Vì vậy người dân hết sức lo lắng cho số phận của họ tương lai sẽ ra sao.? Hàng trăm triệu bỏ ra mua chỗ ngồi, sắp tới có được thanh toán hay không? Nếu tiếp tục được vào chợ kinh doanh thì phải đóng bao nhiêu tiền cho 1 quầy hàng ?...Mọi việc làm của UBND thị xã Bỉm Sơn rất mập mờ thiếu minh bạch và làm mất niềm tin cho các hộ kinh doanh... Trong thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn, ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền, người dân vẫn phải sống chung nỗi lo sợ bị cướp đoạt bởi những thế lực cường hào ác bá mới. Vì vậy mọi việc chưa thể kết thúc...
 




GIÀ LÀNG XỨ THANH
12/5/2012

NƯỚC MẮT ĐÔNG QUAN

Nguyễn Trọng Nghĩa
Ghi chép

Trung tuần tháng sáu năm 2010 tôi đến thăm thành Tây Đô, tình cờ gặp nhà giáo Hồ Duy Diến và nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Hùng, hai người đang chúi đầu vào chồng tài liệu ( Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đại Học Sử Ký Toàn Thư và nhiều tài liệu tham khảo khác có liên quan đến Hồ Quý Ly và thành Tây Đô, thành Nhà Hồ...) tôi rất mừng. Thoạt nghĩ: có thể lần này tôi sẽ tìm được nhiều tài liệu đang cần.
Nhưng ròng rã hai ngày tôi vẫn còn băn khoăn: tài liệu viết về Hồ Quý Ly chưa đủ lắm, có lẽ do chế độ phong kiến mặc cảm với vị vua này, bởi ông không giống các vương triều lớp trước. Mặt khác bọn phong kiến phương Bắc chủ tâm đồng hoá người Việt, hai nữa, các triều thần phong kiến sau này ở nước ta vẫn còn nặng tính bảo thủ Nho giáo, cứ cho nền Nho giáo Trung Hoa là trên hết, từ Khổng Tử trở đi chưa ai vượt qua tiềm năng đó. Họ cứ lấy việc dạy người, sửa đời theo tư tưởng Khổng Tử làm gốc nên không có trí sáng tạo. Cố nhiên văn nhân nước ta cũng sửa đổi một số, nhưng vẫn còn đậm tính chất màu sắc Trung Hoa... Rốt cuộc tôi thấy mừng về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, ông đã mở đầu một trang sử mới, tuy chưa triệt để ( bởi thời gian rất ngắn) nhưng đã có tác dụng rất lớn cho các triều đại sau này.
Những miêu tả, tâm sự của hai ông kèm theo những tư liệu quý trong chồng tài liệu khiến tôi không thể không ghi lại đôi dòng. Nhân đây tôi xin gửi đến bạn đọc một câu chuyện cảm động nhưng rất thú vị, rất cần cho những ai đang tìm hiểu các nhân vật thời Hồ:
Nửa cuối thế kỷ XIV, vị vua mặt trắng thư sinh Thuận Tông đã nổi tiếng giàu sang bậc nhất so với hàng cha anh lớp trước. Ngày nào cũng có người biếu của quý như ngà voi, vàng ngọc châu báu, yến và các thức ngon vật lạ trên rừng dưới biển, nhất là gái đẹp, hổ cốt, mật gấu cho ngài. Rồi dẫn đến các quan ngồi chỗ không yên, cũng nghĩ kế tìm ra vật gì quý nhất dâng ngài để “ lấy lộc”. Vậy nên thời ấy đã có câu: “ Cho gì để được cái gì!” Trường hợp Lê Á Phu, quan trấn ải biên giới muốn về làm Đại thần trong triều đã không ngại đường xá xa xôi tiến vua 70 ngà voi; Chu Bỉnh Khiểm ra mặt giỏi hơn Á Phu còn gửi tận tay ngài một cái hộp sơn son trát vàng, trong đó có chứa 10 viên ngọc quý, ngoài ra còn dẫn đến mỹ nữ Thái Thị Xuân đẹp tuyệt trần... nên được Thuận Tông thăng chức. Nhiều quan sĩ khác cũng đua nhau, chẳng khác tía cá rô vượt cạn dưới mưa rào tiết tháng tư. Tất cả họ đều không qua nổi đôi mắt phượng ngài của Bình chương sự Hồ Quý Ly.
Đã thế Quý Ly còn hổ thẹn thay cảnh có lần vua Thuận Tông phải trốn chạy lên mãi tận Bắc Giang vì Phạm Sư Ôn đánh chiếm kinh thành, phía Bắc nhà Minh thường xuyên cho sứ giả đến đòi cắt đất và bắt ta làm đủ việc cho chúng, phía Nam quân Chiêm Thành ngạo nghễ tiến vào cướp đất, cướp của, giết người nhiều phen. Song , bụng dạ nào vẻ mặt ấy, chẳng biết ngài có ngầm giấu nỗi buồn đau và tức giận không mà lúc nào người ta vẫn thấy ngài nghiễm nhiên đường bệ, da dẻ hồng hào. Có lần Nguyễn Cảnh Chân dâng sớ tâu trình: “ Thưa bệ hạ, thù trong giặc ngoài nhiễu loạn ngày một tăng, chúng thần xin bệ hạ thẳng tay nghiêm trị...” Chưa dứt lời Cảnh Chân, Thuận Tông quát: “ Các ngươi không thấy hổ thẹn ư! Ta là hoàng đế chẳng đã ban phát quyền hành từ trứng chí mén, từ quan lớn đến quan nhỏ, bỗng lộc hẳn hoi cho các ngươi đó sao! Ngươi... ngươi thử điểm chức đại thần của ngươi đã làm được gì? Cứ tưởng ta không quan thiết đến sự tình...”
Bỗng thái giám đột ngột vào tâu, vua quay sang niềm nở tiếp.
- Thưa bệ hạ, - giọng thái giám ẻo lả: - Hoàng hậu muốn đưa đào nữ Ngọc Dung mới tuyển vào hầu.
- Vào- ngài phát lệnh, tay xua xua về phía Cảnh Chân. Chân tím mặt, chỉ còn kịp nhìn lướt từ cái mũ màu vàng trên đầu đến bộ áo hoàng bào bọc ngoài một cơ thể đầy đặn no nê của ngài, rồi cúi đầu lùi bước...
Riêng cha con Hồ Quý Ly được vua ưu ái nhất, có lẽ do mối tình thân ngoại thích. Quý Ly biết rõ lòng dạ của vua bất tài, phần lớn các quan cũng bất tài, hay xu nịnh, chỉ lo cầu an hưởng lạc, ít ai còn tính chuyện khôi phục tình thế đất nước đang suy sụp từng ngày. Quý Ly tranh thủ lợi dụng quyền hạn dạy vua và hoàng hậu cùng các phi nữ cung tần, tuy vẫn sử dụng kinh điển nho giáo nhưng ông cố gắng phân loại, chọn lọc trong đó lấy những gì mình cần dùng cho phù hợp với từng đối tượng, giải thích ý nghĩa theo tư tưởng của mình, không theo khuôn mẫu giống các nhà nho giáo xưa. Với kinh thư, ông chỉ chú ý Thiên Vô Dật để dạy vua. Kinh này ghi chép các kinh nghiệm tổ chức xã hội, nhất là Nghiêu Thuấn. Trong đó có tập hợp các minh chứng cụ thể, khuyên vua không nên nhàn rỗi... Như vậy ông đã thể hiện tư tưởng cải cách, gạt bỏ những mô hình khuôn mẫu mà hầu hết các nhà nho giáo thường ca tụng nào là Đường, Ngu, Tam đại theo lối Trung Hoa. Ông chăm chỉ viết sách, nghiên cứu sửa đổi xã hội trên mọi lĩnh vực. Sách Minh Đạo của ông được các nhà nghiên cứu sau này đánh giá rất cao, phê phán thẳng thừng lối dạy cổ hủ của Tống Nho chỉ lo “ Tầm chương trích cú” mà không lo việc mở mang kinh tế làm cho nhân dân no ấm, nước nhà thịnh vượng. Với thi cử, ông đưa môn toán học vào làm môn thi để phát hiện nhân tài, biết tính toán kinh tế và mọi mặt phát triển công nghệ mở mang tầm nhìn chiến lược cho lớp sĩ phu. Ông là người đầu tiên dùng chữ Nôm trong các văn bản nhà nước để tỏ rõ sự độc lập của dân tộc, tự chủ đất nước. Cũng chính việc trọng chữ Nôm( chữ nói tiếng mẹ đẻ) làm cho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ văn bản nhà nước. Và từ đó chữ Nôm ngày càng phổ biến, nên về sau ta có nhiều áng thơ văn bất hủ như: Vua Lê Thánh Tông làm nhiều bài thơ Nôm và là chủ soái của “ Tao đàn nhị thập bát tú”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu một bước thơ văn bằng tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Trãi ngoài “ Bình Ngô Đại Cáo” được công nhận là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, ông còn có “ Quốc âm thi tập” gồm 254 bài thơ Nôm. Tiếp đến Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, và Bà Huyện Thanh Quan... đã nổi danh trên văn đàn thơ Nôm sống mãi với thời gian...
Chính nhờ sự quan tâm phát triển chữ Nôm của Hồ Quý Ly, nền văn học nước nhà có chỗ đứng trên văn đàn thế giới.
Về giáo dục, khi đã giành được ngôi vua, Hồ Quý Ly là người đầu tiên trong lịch sử nước ta mở rộng trường học xuống đến xã để nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo. Ông đưa môn chính tả vào các trường thi nhằm tạo cho người làm quan phải có chữ tốt, chữ đúng. Vì chữ nho cũng giống như chữ quốc ngữ, chỉ cần sai một nét là ra chữ khác.
Ông nhìn thấy nhiều vị quan quản tới hàng trăm nô lệ, khi xảy ra sự cố thì chính số nô lệ trong tay họ sẽ gây rối trật tự xã hội , nên ông nhanh chóng đưa ra chính sách “ Hạm nổ” nhằm giảm bớt uy quyền của người có chức, bắt tất cả mọi người phải tuân lệnh phép nước, phụng sự lợi ích chung.
Đứng trước bối cảnh kinh tế so sánh giữa người giàu với người nghèo quá chênh lệch, Quý Ly đưa ra chính sách “ Hạn điền”, cho đến nay chúng ta còn thấy tác dụng của nó rất lớn. ( Có lẽ phải phát huy, vì hiện nay nhiều người nông dân đang cần thêm ruộng canh tác để nâng cao mức sống mà chẳng được, trong khi, không ít người chẳng phải là nông dân lại nhiều ruộng vô kể).
Chính sách thuế, ông quy định rất cụ thể. Đặc biệt đối với người goá chồng và trẻ mồ côi được miễn thuế thân, đây là chính sách nhân đạo, nhân văn có tầm văn hoá rất cao.
Về cải cách tiền tệ, Quý Ly đưa ra tiền giấy Pháp định “ Hội Sao Thông Bảo” rất tiện lợi, còn số tiền đồng đó được thu về sản xuất vũ khí và những mặt hàng công nghệ khác.
Để giám sát các mặt hoạt động trong nước chặt chẽ, ông đặt chức quan “ Liêm phóng” ở các trấn. Chức này giống như công an mật vụ ngày nay, kiểm soát các quan và nhân dân không được trái luật nhà nước. Nhờ sự kiện này mà suốt tám năm trong triều Hồ ( 1400 – 1407) không có chuyện tham nhũng.
Riêng Hồ Nguyên Trừng ( con cả của Hồ Quý Ly) nổi tiếng tài cao học rộng, chuyên nghiên cứu các ngành văn, toán, địa lý. Những lần đi thị sát các Châu, Phủ theo lệnh của cha, Trừng đã chứng kiến nhiều cảnh bi thương, ông ghi chép cẩn thận mang về tấu trình. Tại kinh Bắc, Trừng phải nổi nóng với Tri phủ Lê Dinh vì tên địa chủ Đỗ Bính đánh chết một nô tì đã ba ngày rồi mà không có cấp nào xử lý.
- Ngài nói gì? – Dinh đỏ mặt tía tai khùng lên: - Lấy tư cách gì mà ngài dám phê!
- Ngài thật vô tâm! Người vô tội bị đập chết cánh đây chưa tới hai dặm đường, cũng vì cáo ốm không đi gánh đá xây nghè cho phủ. Chứng lý đang sờ sờ ra đó, ngài còn chối nữa không!
Mãi lúc này Lê Dinh mới nhận ra Hồ Nguyên Trừng thì giảm bớt hùng hổ, đưa tay phải lên gãi đầu, cặp môi chỉ hơi run, làm bộ râu con kiến cũng rung theo:
- Nhưng tôi đâu phải người trực tiếp đương nhiệm...
- Chức tri phủ không cao hơn tri huyện, chánh tổng chắc!...
Đến Sơn Nam và Hải Đông, Trừng thấy ba người chết đói. Người chết ở Sơn Nam là một phụ nữ chừng ba mươi tuổi, mặt đã bị kiến vàng bâu kín hai lỗ mắt sâu hoắm, miệng khép lại rất nhỏ, lúc cúi xuống nhìn, Trừng bỗng giật mình khi thấy những con bọ nhỏ li ti bò lúc nhúc hai mép, toàn bộ từ đầu đến chân người quá cố nằm nghiêng cuộn tròn ôm chặt đứa con chừng ba tháng cũng đã khô cứng, tay nó khư khư ôm bầu vú lép kẹp. Còn người chết ở Hải Đông là cụ già đang ngồi, tay phải ôm cái gậy tre khô hơi cong, tay trái vẫn nắm chặt cái bát sứt miệng tì vào cái rễ cây to, lưng dính chặt thân cây đa, đầu ngoẹo sang vai phải. Cả hai trường hợp Trừng phải rút tiền túi mình ra làm tang cho họ.
Nghe những điều Trừng kể, có giấy mực ghi chép rõ ràng, đôi mắt Quý Ly cười, ông nói:
- Chẳng đã cha con mình đang dốc lòng vào việc đó sao! Con thấy những trang sách cha dạy vua, hoàng hậu và các phi nữ thế nào?
- Không thể nào khác. Nhưng liệu các quan đại thần có phản ứng?...
- Dần dần họ sẽ phải hiểu. Chữ và nghĩa nên ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhưng phải gây được cảm xúc lớn. Không viết theo lối “ mỏ tre sách in”, phải xoáy thẳng vào hoàn cảnh hiện tại và mở rộng những triển vọng tương lai...
Trừng hiểu ý cha, lát sau lại hỏi:
- Con đã đọc nhiều sách, được nghe các cụ kể về thời Lý Thánh Tông, Trần Thái tông... Nhưng nay...
Quý Ly xoa đầu Trừng, hiểu lòng con nên không giấu nổi xúc động:
- Vậy là con đã lớn khôn thật rồi. Nay cha chưa thể nói hết những gì chúng ta sẽ phải làm. Đó là gánh nặng quốc gia... Thời còn nhỏ cha được nghe một câu chuyện hết sức cảm động: “ Tại phủ nọ có anh chàng mỗi tháng năm lần bảy lượt diệt mọt. Đầu tiên anh ta dùng thuốn sắt thật nhỏ dùi vào các lỗ mọt gặm cây cột nhà, thấy êm được ít ngày, trong thân cột lại nổi lên tiếng cọt kẹt. Anh ta tiếp tục diệt, lần này cách trị nặng hơn là dùng thuốc độc. Tưởng đã tuyệt giống mọt, anh ta mừng quá chạy đi hướng dẫn mấy nhà cũng bị mọt gặm cột...Đến một đêm oi nồng không ngủ được, mãi canh ba mới chợp mắt, bỗng tiếng nghiến kẹt trong thân cột lại vang lên, lần này dày hơn, cứ mỗi lúc phát mạnh thêm, anh ta điên tiết với tiếng nghiến kẹt như chọc thủng màng tai.
Cái hôm anh này đang nhe răng nhíu mắt thuốn sắt, nặt mũi mồ hôi chảy ròng, hung dữ chọc thật sâu vào từng lỗ quanh thân cột bỗng giật mình vì tiếng cười hì hì phía sau. Định đổ lửa vào người khách lạ mặt, nhưng quay lại thấy người nọ có tướng mạo đáng nể đang khua tay trước mặt thì anh ta hạ cơn nóng, hỏi:
- Sao lại cười, ông là ai?
- Tôi chuyên nghề địa lý – khách trả lời: Anh muốn diệt mọt chứ gì, nếu cần tôi sẽ giúp.
- Vâng, nhờ thầy chỉ giùm!
- Đơn giản, mọt xuất hiện là do cây cột thuộc giống gỗ tồi, đã đến lúc nó làm nôi sinh cho mọt, anh có dùng đến thạch tín trị cũng vậy. Nên anh chịu khó chọn cây gỗ tốt làm thay thế. Gỗ tốt vùng này chẳng thiếu gì.”
Trừng hiểu thâm ý của cha, càng hiểu vì sao mấy tháng qua lòng dạ ông trầm ngâm đến sợ. Trừng bắt đầu chúi đầu nghiên cứu các sách chuyên viết về binh pháp và các loại vũ khí theo yêu cầu của cha. Một hôm Trừng dùng than xoan trộn với vài thứ hoá chất khác gói chặt vào giấy rồi châm lửa, bỗng phát ra tiếng nổ rung chuyển cả căn nhà. Quý Ly đang ngồi đọc sách thấy mấy cái chén văng xuống đất kêu loảng xoảng định chạy ra quát Trừng, nhưng khi nhận được thành quả thử vũ khí của con ông mừng quá, dắt trừng vào hỏi chuyện. Loại thuốc nổ này chính là cơ sở đầu tiên để Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thứ vũ khí hiện đại bậc nhất các vương triều phong kiến thời đó.
Quý Ly biết Thuận Tông không đủ sức gánh vác giang sơn, thậm chí còn thả đà cho Tổ quốc lâm nguy, suy sụp hơn, rồi các quan tham nhũng ngày càng nhiều, bản thân ngài càng được nhiều bổng lộc, hứng tất cả mọi xu nịnh, kết quả dồn cho tầng lớp nông nô, nô tì bên dưới mỗi ngày bị bóc lột càng thậm tệ hơn... Một đêm Quý Ly nằm mơ chuyện gì không rõ ngôn từ, hầu phòng buộc phải chạy sang gọi Nguyên trừng. Trừng vào thấy mặt cha đỏ như gấc, đầu hết ngoẹo sang phải lại sang trái, tay ông không phải đang bắt chuồn chuồn mà là giơ tay phải lên chém chém thì Trừng dường như đã đoán ra sự tình, bèn dựng ông ngồi dậy.
Giấc mơ ấy miêu tả những tính toán giành ngôi vua. Cái khó khăn lớn nhất là ông không phải tông giống nhà Trần, muốn giữ được giang sơn buộc ông phải tìm kế. Tháng hai năm 1400 ông thực sự giành ngôi, lòng muốn dựng con thứ ( Hồ Hán Thương) làm vua để ông ngồi lên ngai Thái thượng Hoàng chỉ đạo, còn Hồ Nguyên Trừng lãnh trách nhiệm Tả tướng quốc. Trước khi tiến hành ông ra câu đối dò ý Trừng : “ Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân !” Trừng khiêm tốn trả lời: “ Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để nâng xã tắc.” Vậy là cha con đã thuận ý tình.
Hồ Quý Ly biết cuộc cải cách này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lòng dạ nhiều quan lại từ trên xuống dưới không thuận, nhất là số quan thân hữu nhà Trần, cụ thể hơn với số quan bị triều đình thu lại khá nhiều ruộng đất để cấp cho những hộ thiếu ruộng, không ít quan đang chiếm hữu số nô lệ quá quá nhiều cũng bị triều đình rút đi xây dựng các công trình kiến quốc, đáng kể nhất loại quan tham bị tổ chức Liêm phóng phát hiện, bàn giao cho triều đình xét xử... Đó là những đầu mối rường cột quy tụ lại mỗi cá nhân Hồ Quý Ly phải chịu cảnh mất lòng tin... và cũng là mầm mống gây thảm hoạ dân tộc. “ Không thể lừng khừng, chậm trễ ngày nào bọn phản tặc đâm nhờn, tệ quan tham mọc thêm, dân càng khổ... cho nên khó bằng mấy cũng phải tiến hành khẩn cấp!” - đó là lời ông dặn Nguyên Trừng và Hán Thương, nên kẻ nào âm mưu chống lại, ông thẳng tay nghiêm trị.
Năm 1388, trước khi lên ngôi, nhận được tin từ Liêm phóng: quan đại thần Lê Á Phu bí mật tâu vua giết Hồ Quý Ly, ông sai người thủ tiêu ngay. Trang Định Vương Ngạc có ý hãm hại Quý Ly cũng bị ông ngầm sai người giết. Đến Phan Mãnh, Chu Bỉnh Khuê vì câu nói: “ Trời không thể có hai mặt trời, dân không thể có hai vua!” cũng phải chết vào năm 1391. Kinh khủng nhất là Hội thề Đốn Sơn giữa năm 1399, một lúc 370 người bị xử tử vì mưu diệt trừ Hồ Quý Ly do Thái bảo Trần Hãng và Thượng tướng Trần Khát Chân cầm đầu không thành...
Mùa thu năm 1402, khi Hồ Hán Thương đổi sổ An Phủ sứ lộ Châu Ái thành Thanh Hoa, Nguyễn Cảnh Chân không tán thành nên đã dâng thư nói xin theo lối cũ của nhà Hán, mộ người nạp thóc vào kho để việc phòng biên cương được đầy đủ. Những người nộp thóc hoặc là được ban tước, hoặc được miễn tội tuỳ theo mức độ. Quý Ly phê: “ Biết được mấy chữ mà giám nói việc Hán, Đường, thực là thằng ngọng hay nói, chỉ chuốc lấy tiếng cười mà thôi!” Ngoài ra nhiều văn sĩ trong triều vẫn quen thói ca tụng Hàn Dũ, Chu Mậu Thúc, Trình Hiệu, Trình Di, Chu Tử... có ý đòi Quý Ly đưa chương trình Nho giáo kinh điển Trung Hoa trở lại nền giáo dục như trước, ông cười và phê thẳng cánh: “ Lực học thì rộng nhưng tài lại kém, không quan thiết đến sự tình, chỉ chuyên nghề lấy cắp văn chương của người xưa!”
Nhận rõ những khó khăn đầy rẫy trong nước: cảnh mất mùa do hạn, lụt diễn ra liên miên Hồ Quý Ly cho đắp đê, đào sông chống lũ, đắp đập giữ nước chống hạn. Để đảm bảo thông tin liên lạc từ Trung ương đến các địa phương, ông cho đặt các trạm cấp phát công văn, đây thực sự là hình thức bưu điện đầu tiên. Ông đưa việc cân đong đo đếm vào pháp luật Nhà nước để loại trừ hành động buôn gian bán lận... Quan tâm đến sức khoẻ cho dân, ông cho đặt các Quãng Tế Thự để nhân dân được đến khám, chữa bệnh; Có thể nói đây là bước khởi đầu cho ngành y tế nước ta. Về phát triển kinh tế, xoá đói nghèo ông cho phép khai hoang, cho đo đạc lại ruộng đất để biết nơi nào nhiều ruộng thì đưa dân ở nơi đang thiếu ruộng di cư đến đó mà làm ăn. Động viên những tăng lữ trẻ có sức khoẻ mà không am tường phật giáo về đi học hoặc làm ruộng, làm nghề để tăng dân trí và phát triển kinh tế.
Để đảm bảo an ninh quốc phòng ông cho xây thành Nhà Hồ ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và thành Tây Đô tại Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Riêng Hồ Nguyên Trừng, ông giao cho trách nhiệm sản xuất vũ khí, tuyển quân, biên chế lại tổ chức quân đội. Đặc biệt tăng cường xây dựng tính kỷ luật quân đội. Thải những tướng sĩ bất tài và kém sức , thay vào đó những người trẻ khoẻ, am tường võ nghệ vv...
Tiếc thay, thời gian kiến quốc chưa được bao lâu, cuối năm 1405 nguy cơ xâm lăng của nhà Minh ngày càng rõ rệt!
Khi nghị bàn quốc sự, các quan trong triều chia thành hai phái: đánh và hoà... Quý Ly biết hoà tức sẽ phải chấp nhận sức ép của bắc triều, phải cắt đất, cống nộp từ con người đến mọi sán vật quý cho chúng. Hồ Nguyên Trừng lộ cảm thương cha, biết rõ cuộc chiến này vô cùng khốc liệt... Thời gian xây dựng lực lượng quân đội chưa đủ, chưa giác ngộ được tư tưởng lập trường cho hàng ngũ quan lại từ Đại thần đến binh lính, số người hiểu và hết lòng ủng hộ cha không nhiều lắm; đáng sợ nhất số quan Đại thần còn nặng tư tưởng cầu an hưởng lạc, ngấm ngầm ghen ghét cha chưa kịp gạt ra ngoài còn quá nhiều... Nhưng khi Quý Ly hỏi ý Trừng, ông nói: “ Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!”
Đúng thế, giữa năm 1406 mười vạn quân Minh từ Quảng Tây đánh sang, Hồ Nguyên Trừng chủ quan khinh địch ít nên đưa quân ra chống trả bị thất bại ở Đáp Cầu. Sau đó ông tổ chức lại đội ngũ và đuổi được chúng... Cuối năm, giặc Minh lại tràn sang, lần này quân số lên tới tám mươi vạn tên, Nguyên Trừng chỉ huy một cánh quân tiến theo dọc sông Cái, bị thua trận. Rồi hết thất bại này nối tiếp thất bại kia vì thế giặc quá mạnh, lại biết dùng kế ly gián, chia rẽ họ Hồ với quân tướng, nhân đà hàng loạt tướng sĩ còn nặng tư tưởng hèn yếu đang sẵn lòng thù oán Hồ Quý Ly... ĐT: 0986. 168.595
Giữa năm 1407 Hồ Quý Ly phải chịu bó tay, ngậm ngùi cay đắng nhìn đoàn quân hạ toàn bộ vũ khí. Những cỗ súng Thần cơ, Hoả tiễn và hàng ngàn vũ khí cầm tay nằm ngổn ngang giữa chiến trường. Số người chết nhiều vô kể!...
Trước tình cảnh đó, thầy dạy võ công cho Hồ Quý Ly là Nguyễn Sĩ Tề phải thốt lên: “ Người chí lớn sao ông trời để mất” còn Hàn lâm học Nguyễn Phi Khanh thì ngửa mặt nuốt nghẹn, có lẽ ông đang buồn tủi bởi chẳng bao giờ còn được trở về phụng sự đất nước, quê hương!
Ngày ấy những người có mặt tại ải Nam Quan chứng kiến: trời nắng chang chang, kẻ thắng trận thì xe, ngựa, áo, mũ, gươm, giáo trùng trùng, mặt mày hớn hở có kẻ đưa người đón; số người thua trận tay không mà còn bị trói, mặc nắng thiêu đốt mái đầu, lủi thủi lê bước. Biết rằng đến đây đã hết, người thua trận nghẹn ngào ngoảnh đầu từ biệt người thân, chẳng nói nên lời, chỉ còn đôi mắt căm hờn nói lên tất cả. Nguyên Trừng biết không thể mang tay nải qua cửa ải, trước khi bị trói ông giấu nó vào bụi cây ven đường, ra hiệu cho Nguyễn Trãi... Trong tay nãi ấy có “ nắm đất mẹ” được gói cẩn thận trong tấm vải lụa và vài bài thơ, một trong những bài ấy là “ Ức Nam Phương” viết trên tờ giấy dó...
Trên ải Nam Quan, Nguyễn Trãi đau lòng nhìn theo cha là Nguyễn Phi Khanh và Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng cùng hàng trăm người Đại Việt bị quân Minh áp tải. Trước khi vĩnh biệt mọi người ông còn thấy Trừng ngoảnh đầu lại khá lâu, hình ảnh đó khiến lòng ông trào lên cảm xúc: Ức Trai! Mãi tới lúc một cụ già đội nón rách, râu tóc bạc phơ kéo tay vào nhà cụ ở bên đường, Trãi mới hết nghẹn. Cụ mời Trãi uống rượu, cơm nước xong khuyên rằng:
- Đời nhiều khi xảy ra tình cảnh thật buồn, quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử khó tránh khỏi, có điều sớm hoặc muộn thôi. Nay nhà Minh thắng, mai ta... Bây giờ ngài nên nghỉ ngơi thoải mái, khi nào muốn về tôi sẽ cho ngựa đi.
Ông già chọn nơi kín nhất là gian buồng phía sau cho Trãi nghỉ. Suốt cả hôm ấy ông không ngủ, hình dung toàn bộ những diễn biến đã qua: “ Lời cha dặn con hãy nhớ!...” và “ gói đất mẹ” kèm bài thơ “ Ức Nam Phương” của Nguyên Trừng mà lòng nhói lên. Bỗng đôi mắt ông nhíu lại, hai pháp lệnh từ bìa cánh mũi trái, cánh mũi phải kéo xuống sâu đậm, dài gần tới cằm. Tại đây, Ải Nam Quan này lần đầu tiên Trãi rơi nước mắt. Mỗi giọt nước mắt của ông đều rung động nỗi Ức Trai !
Bỗng một trận mưa rào đổ xuống ải Nam Quan, mưa sụt sùi dai dẳng thê lương, những giọt mưa tạo âm thanh như khóc. Có người nói Trời đã tuôn nước mắt...

Tháng 2 -2012
N.T.N

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Công chúa Tô Linh Hương

Công chúa Tô Linh Hương, hoàng tử và nông dân chân đất

Tháng Tư 21, 2012
 
 
 
 
 
 
i
 
20 Votes
Quantcast
Huỳnh Ngọc Chênh
Như chuyện cổ tích, một cô bé 24 tuổi vừa ra trường, nhảy tót lên làm chủ tịch một công ty lớn có tới 2000 công nhân với doanh thu gần 1000 tỷ đồng mỗi năm. Chuyện cổ tích hiện đại ấy hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam nếu cô gái ấy là ái nữ của một vị Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất đang độc nắm vận mệnh đất nước nầy.
Theo cựu Ủy viên BCT Nguyễn Văn An, đứng đầu đảng là vua tập thể gồm nhiều ông vua là các Ủy viên BCT nên con cái của các vị được đương nhiên là hoàng tử hoặc công chúa.
Công chúa Tô Linh Hương là ái nữ của ông Tô Huy Rứa- một trong 14 ủy viên BCT- sinh năm 1988, tốt nghiệp Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã được bầu vào chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty Vinaconex- PVC là tổ hợp hai công ty xuất nhập khẩu xây dựng và xây dựng dầu khí vào ngày 14.4.2012. Sự kiện này gây xôn xao dư luận vì tuổi đời của Tô Linh Hương quá nhỏ.
Một công chúa khác cũng làm dư luận chú ý là công chúa Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/03/1980,  vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt, với vốn điều lệ lên tới 3.000 tỉ đồng, vừa là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ đầu tư Bản Việt, Quỹ Y tế Bản Việt.

Khác với công chúa Nguyễn Thanh Phượng, hai hoàng tử của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được xây dựng để đi vào con đường chính trị. Hoàng tử lớn là ông Nguyễn Thanh Nghị đang là hiệu phó trường đại học Kiến Trúc TP HCM được bầu thẳng vào ban chấp hành TƯ và đưa lên làm thứ trưởng bộ Xây dựng. Hoàng tử thứ hai là ông Nguyễn Minh Triết đang du học tại Anh được rút về giữ một chức vụ trong Đoàn TNCS, là tổ chức hậu bị của đảng, nơi cung cấp nhân sự kế thừa quan trọng của đảng.
Các hoàng tử của các vị vua khác cũng được nhanh chóng đề bạt vào các chức vụ quan trọng. Đó là hoàng tử Nông Quốc Tuấn, con của nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh và hoàng tử Nguyễn Xuân Anh, con của cựu vương Nguyễn Văn Chi. Ông Tuấn làm bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, còn ông Anh đang là phóng viên báo Thanh Niên được đưa về làm bí thư quận rồi được bầu vào ban châp hành TƯ đảng và hiện nay là phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Đó là những công chúa, hoàng tử đang nổi bật, được dư luận không ngớt bàn đến. Còn nhiều hoàng tử, công chúa rồi quận công, quận chúa khác tuy chưa được dư luận chú ý tới nhưng không ít trong số họ đang nắm giữ những vị trí không kém quan trọng trong bộ máy nhà nước hoặc đang sở hữu các công ty tư nhân với vốn liếng kết xù.
Họ có được như vậy do hưởng những điều kiện học hành tốt đẹp, phần lớn là ở các trường đắt tiền ở nước ngoài và sau khi ra trường nhờ vào cha mẹ có ngay những vị trí cao trong bộ máy chính quyền hoặc làm chủ những doanh nghiệp trong các lãnh vực làm ăn thuận lợi.
Trong dân gian hiện đang lưu truyền câu nói: “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, còn lại là mặc kệ”. Đó là bậc thang xếp loại các thành phần có dễ thăng tiến hay không trong xã hội hiện nay.
Thành phần “mặc kệ” là ai? Là quảng đại quần chúng còn lại, là dân nghèo, là công nhân, là nông dân và tệ hại nhất là những người nông dân mất ruộng như dưới đây:




Con cái của những người nầy lo chuyện cơm ăn áo mặc là đã khó rồi, nói chi đến chuyện học hành để có được một chút trí tuệ, dù đó là yếu tố chót bẹt trong bậc thang thăng tiến, hầu đua chen với đời để thoát ra khỏi cái cảnh bần cùng của cha mẹ chúng.
Theo Huỳnh Ngọc Chênh blog

Tô Linh Hương

  • Sinh năm 1988
  • Đỗ thủ khoa vào đại học năm 2005, ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
  • Được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex – PVC sáng ngày 14/04/2012
  • Sẽ lãnh đạo PVC trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016
  • Là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng

NHÀ THỜ CÁO

Đã hơn một năm nay cái nhà thờ họ Lương nổi tiếng là to đẹp và linh thiêng nhất vùng cứ đóng cửa im ỉm, Ừ đúng rồi từ khi cái nhà thờ họ Lương xây xong, người ta thấy một đôi cáo đuôi bông lông đốm to như con chó đốm nhà ông Minh bên hàng xóm, đôi cáo cứ quanh quẩn trong khu nhà thờ. Nếu như nó ở trong bụi cây hay hang đá nơi khác chắc đám thợ săn trong làng cũng chẳng để yên vì ai cũng hiểu rằng thịt cáo là loại động vật hoang giã rất ngon và bổ, nếu bắt được đem bán cho nhà hàng đặc sản trên thành phố có giá lắm ít ra cũng được ba bốn triệu. Riêng bộ lông cũng kiếm được cả mấy trăm đô. Nó to béo, trông như con thú nhồi bông, lông mượt óng.

Nhà thờ họ Lương Tại đội thôn 3 xã Hoằng Thành Hoằng Hoá Thanh Hoá  cả năm cứ đóng cửa im ỉm (ảnh PV báo Dân Việt)

Thấy có người,  cáo đuôi bông chạy chui tọt vào cái lỗ ở chân tường nhà thờ họ.  Như một đôi yêu tinh, giữa khoảng vườn trống. Nhiều người thấy nó nhưng không ai làm gì được vì đôi cáo già này khôn ranh nó thoắt ẩn thoắt hiện. Lão Lương Thành Tâm cay cú với đôi cáo này lắm, đã nhiều lần đặt bẫy nhưng vẫn không bắt được chúng. Nhiều lần vào ngày rằm, ngày giỗ. Anh em trong họ tộc đem gà xôi thịt đến thắp hương tế lễ mỗi lần cúng vái xong. Khi hạ lễ đều mất trộm, hôm thì miếng thịt, có hôm còn mất cả con gà luộc, Người này nghi ngờ người kia tham lam lấy trộm. Có lần cãi nhau suýt đánh nhau vì mất gà... Đôi cáo già hiện hình quanh ngôi nhà vừa thực, vừa hư y như truyện thần thoại. Có bao nhiêu chuyện ly kỳ thần bí nào là ông bà cụ Tổ nhà họ Lương khôn thiêng hoá thân thành đôi cáo để về ăn đồ cúng tế và tá túc trong nhà thờ họ , chuyện ma quỷ .... Bao nhiêu tin đồn về nhà thờ họ linh thiêng thần thánh hiện hình v v...đám trẻ con trong làng thì sợ phát khiếp mỗi khi bị cha mẹ chúng doạ đem chúng thả cho cáo già nhà ông Tâm ăn thịt khi chúng khóc nhè khó bảo thật là hiệu quả cho các bậc làm cha làm mẹ có thêm đề tài doạ con đang khóc phải nín thin thít ngay. Có điều lạ là đôi cáo chỉ xuất hiện vào ngày rằm, ngày giỗ và mùng một hàng tháng. hoặc chỉ khi nào có cúng tế...Dân trong vùng thêu dệt ra bao nhiêu chuyện ly kỳ về đôi cáo và sự linh thiêng mầu nhiệm về nhà thờ họ... Dạo này cáo mẹ đang nuôi con, mấy bầu vú căng sữa, những giọt sữa trăng trắng lấp lánh nơi mấy cái đầu vú ươn ướt như con nó vừa mới ngậm. Thế thì đàn con nó ở đâu? Đám trai làng cố rình để bắt cả ổ cáo mà chưa bắt được. Dân địa phương gọi là cáo thành tinh . Mấy tuần gần đây trong làng bỗng nhiên mất trộm gà liên tục đêm nào cũng có một vài con gà bị mất trộm. Nhiều nhà cẩn thận còn khiêng chuồng gà vào trong nhà bếp khoá cửa chắc chắn mà vẫn bị mất trộm. Chả là cáo mẹ bắt trộm gà về làm mồi cho cáo con đang tập ăn...
Đó là nhà thờ họ lớn nhất vùng, tổng chi phí xây dựng có lẽ phải đến mươi lăm tỷ, chưa kể các khoản như xi măng. sắt thép và gỗ do bạn bè của ông Lương Thành Tâm cho, biếu... Lương Thành Tâm, Phó trưởng Phòng nhà ở tận trên thành phố ... Nhà thờ họ đã xây dựng xong từ lâu nhưng chính thức khánh thành thì mới vừa được độ hơn năm nay vì cái đám sân còn tranh chấp với ông hàng xóm. Kiểu nhà đổ bê tông mái chảy uốn lượn kiến trúc nửa tây nửa Tàu mái gắn ngói mũi Lưu li giả cổ .Bậc thềm và hành lang được lát bằng đá xẻ nhẵn thín, các bậc cao niên muốn vào nhà thờ cứ phải bò qua như trẻ con chưa biết đi, vì sợ trơn ngã...Cột nhà làm bằng các cây gỗ trò chỉ. nghe nói được đưa từ bên Lào về không biết vận chuyển bằng cách nào mà không bị Kiểm lâm bắt giữ, đường kính có đến hơn nửa mét. Đồ thờ phụng được chế tác rất tinh xảo. Trên mái có trạm trỗ “lưỡng long chầu nguyệt”. Trước cửa có đôi hổ chầu, đúc bằng đồng thau vàng chói nom như vàng mười bên trong bài trí “Long Ly Quy Phượng”, hoành phi câu đối, toàn bộ sơn son thiếp vàng. Chính điện là tượng toàn thân Quan Thế âm Bồ Tát. To bằng người thật. Nói tóm lại, xưa nay trong vùng chưa có dòng họ nào xây được nhà thờ hoành tráng như thế, dân chúng trong làng cứ trầm trồ khen ngợi, cái nhà thờ họ Lương to như nhà tưởng niệm Bác Hồ ! ở trên thành phố. Không biết chúng cướp được ở đâu mà xây to thế. có người còn gọi lỡm là nhà thờ cáo.. Phải thừa nhận lão Lương Thành Tâm là người ma lanh, mới ngoài bốn mươi tuổi. Học hành dở dở ương ương mới tốt nghiệp lớp bảy, trầy trật mãi với thi vào cấp ba, bốn năm học chưa xong hai lớp ... Đang học dở lớp 9 .được cái lý lịch gia đình trong sạch . Ba đời nhà gã là bần cố nông. Miền nam giải phóng nhà nước tuyển một số thanh niên có sức khoẻ tốt, văn hoá cấp ba vào ngành Công an để bổ xung cho việc tiếp quản các vùng vừa giải phóng. Công tác độ hơn ba năm trong đơn vị CSCĐ tại vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng một hôm vào dịp Noen - Cuối năm 1983 cả đơn vị được lệnh hành quân truy quét phun rô đang móc nối cùng với đám tù ở Z30A trốn trại âm mưu gây bạo loạn, chúng đang lẫn trốn tại vùng núi huyện Bảo Lộc, đêm đến phải cắm trại nghỉ ngoài rừng, đốt lửa sưởi ấm, trong khi ngồi gác ngủ gật gã ngã chống tay vào đống tro than, một ngón tay chấm vào cục than hồng nên bỏng nhẹ, do điều kiện vệ sinh và nước nôi tắm rửa, thuốc thang thiếu thốn nên ngón tay bị nhiễm trùng hoại tử phải cắt mất một đốt. Sau này do tài luồn lách hối lộ kiểu gì mà lão Tâm làm được chế độ thương binh . Nhờ chính sách ưu tiên thương binh mà ông Tâm được đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại chức trung cấp chuyên ngành và tấm bằng cấp ba viết hỏng có đóng dấu khống do anh bạn ở phòng Giáo dục huyện tìm thấy trong phòng hồ sơ lưu trữ đem cho,  sau đó được tẩy bằng hoá chất xong viết lại tên Lương Thành Tâm mà gã được cử đi học Đại Học tại chức Pháp lý ở địa phương, thêm chút may mắn dựa bóng người anh rể chồng của chị họ làm thứ trưởng mà đường công danh của ông Tâm thăng tiến như diều gặp gió... Ví dụ như cái lần bầu phó phòng không có ai tranh cử với gã, danh sách để cử chỉ duy nhấy một mình gã với số phiếu áp đảo 98% (Tất nhiên là nhờ ảo thuật của tổ kiểm phiếu và sự ủng hộ nhiệt tình của tay trưởng phòng tổ chức).Kết quả bầu Ông Tâm trúng cử, chễm chệ ngồi vào cái ghế phó phòng cả cơ quan cứ sầm sì bán tán, người thì bảo cái ghế phó phòng này cao giá quá nên các đối thủ bỏ của chạy lấy người nên lão Tâm trúng quả độc đắc... Có người lại cho rằng ông Tâm trúng cử là nhờ cái bóng của ông anh rể, mọi tin đồn và dị nghị lâu ngày cũng mờ nhạt dần chẳng thấy ai thèm nhắc đến nữa... Vợ đẹp, con cái đâu vào đó, đều là công chức nhà nước có chỗ làm tử tế lương bỗng ổn định, nhà lầu, xe hơi, người đưa kẻ đón, tiền hô hậu ủng… Cứ coi như tất cả những lời hay ý đẹp đều dùng cho sự giầu có và uy quyền, ca ngợi gã... Ông Tâm bước xuống xe, cả họ ào ra đón. Nét mặt không thay đổi. Bao giờ cũng thế, vẫn thói quen với vẻ mặt điềm tỉnh, lúc nào cũng chỉ một nụ cười nhạt, hơi nhếch mép ra dáng bề trên. Gã đi thẳng vào nhà thờ họ, người ta dành cho gã chỗ ngồi danh dự nhất trong cỗ ván ngựa có từ đời cụ kỵ đã lên nước đen bóng. Gã về quê thắp hương nhà thờ họ và thăm viếng mồ mả tổ tiên đúng vào chiều hai chín tết (để ngày 30 gã còn kịp về nhà riêng trên thành phố làm cơm canh đón ông bà ông vải). Nghe người ta kể về đôi cáo lạ đang nuôi con hay xuất hiện trong khu nhà thờ họ, gã giật mình nhớ lại…. Đêm ấy gã nằm mơ thấy mẹ gã về. Mẹ gã trông xơ xác tiều tụy . Bà bảo: Con xây mồ mả, nhà thờ họ to như thế để làm gì cho tốn tiền tốn của. Ngay cả mộ của mẹ, con xây to như thế! Vừa tốn đất vừa bị người ta hiểu lầm dân làng mình người ta hay sầm xi bàn tán lắm. Lũ quỷ xứ dưới âm chúng tưởng mẹ giàu có cứ đến rình rập quấy phá làm tiền mẹ, mẹ khốn khổ với chúng nó không biết bao nhiêu lần!. Mẹ kham khổ từ bé quen rồi, có cần gì những thứ ấy đâu? Với lại nhìn hàng xóm của mẹ, toàn những người nghèo khổ. Mình hơn người ta nhiều quá, khó coi lắm. Người ta cũng kiếp con người như mình? Dòng họ nhà ta toàn người gian tham nên cả bố và mẹ bị Diêm Vương biến ra vợ chồng cáo cụ, Mẹ còn khổ hơn cái thời mới sinh con. Mẹ vô phúc cho nên sinh con ra mà không có sữa cho con bú, sinh ra con không nuôi dạy dược con, bỏ con bơ vơ trên cõi đời. Mẹ đau đớn lắm! Con đã khôn lớn, làm đến chức nọ, chức kia, một phần cũng nhờ bà con làng xóm thương tình cho bú mày cháo sữa mà thành người. Con cũng đừng vô ơn họ! Những tháng ngày đói khổ đó, có thấy ai trong họ ló mặt đến giúp đỡ mẹ con mình đâu? . Bây giờ con chi mười mấy tỷ để xây nhà thờ, mang tiếng lắm con ạ, không khéo mà người ta còn cho con vào tù vì tội tham nhũng không biết chừng! Tiền đâu mà nhiều thê ? Lẽ ra số tiền đó con đem giúp đỡ các cháu trong làng trong họ là học sinh giỏi, con nhà nghèo hoặc cho các gia đình nghèo trong họ tộc vay lãi xuất thấp, để lấy vốn làm ăn, xóa đói giảm nghèo, có phải phúc đức hơn không? Nói đến đó, mẹ gã đưa cánh tay gầy guộc, xanh xao lau nước mắt rồi lặng lẽ bước đi. Gã gào lên : Mẹ ! Mẹ, mẹ hãy về sống với chúng con, bây giờ nhà ta giầu lắm rồi, không khổ nữa đâu mẹ ạ. Mẹ gã nán lại: Giầu không có nghĩa là lắm tiền nhiều của! Con người ta giầu là ở chỗ cái nhân cái nghĩa, còn giàu tiền giàu bạc chỉ là cái phù vân nay có mai không mà cốt là ở cái tình yêu thương con người, là cái tâm cái đức,thiếu cái đó, giầu có bằng mấy, cũng trở thành kẻ bất lương thảm hại! Con hãy nhớ lời mẹ dặn. Mẹ gã vừa đi khuất, con cáo mẹ lông đốm xuất hiện, nó gầy dơ xương, dưới bụng đeo lủng lẳng mấy bầu vú căng sữa. Con cáo mẹ nhìn gã bằng hai mắt ươn ướt, buồn bã. Nó cất giọng nói bằng tiếng người: Cậu không nhận ra ta đâu! Vì ta đã là chủ nhân của khu nhà này từ lâu rồi. Lâu nay trong họ gặp nhiều chuyện rắc rối đứa thì vỡ nợ. đứa thì bị Thanh Tra hỏi thăm, đứa thì cho vay nặng lãi bị xù nợ có đứa thì bị tai nạn giao thông gẫy chân, cái thằng cò Tuân trưởng họ là trưởng thôn bị kiện ăn hối hộ trong đợt đo đất dồn điền đổi thửa, mới bị cách chức vì thế trong họ chả ai thèm cúng ta nữa nên ta đói lắm, lại đang nuôi bầy con thơ dại, dân làng bây giờ họ cảnh giác lắm không bắt trộm được gà của họ mà ăn nữa rồi. Ông Tâm hốt hoảng chồm dậy mồ hôi hột vả ra mặc dù đang là tiết cuối đông trời se lạnh, nhìn quanh không thấy gì...Chỉ thấy ánh đèn đường lờ mờ từ xa rọi vào qua khe cửa sổ. Ông Tâm tỉnh dậy hai mắt vẫn còn đẫm lệ. Có lẽ cả đời ông, mãi hôm nay mới được khóc như thế, trong đầu ông cứ suy nghĩ miên man về giấc mơ, ông liên hệ đến nhiều việc không may vừa rồi trong gia đình dòng họ và cảm thấy nhiều điều thật ứng nghiệm, từ đó đến sáng, ông cứ trằn trọc không sao chợp mắt được nữa... GIÓ LÀO 1/1/2012
   Email